Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Top 11 thực phẩm tăng cường sức đề kháng nhất định phải biết

Thứ Sáu, 15/09/2023

    Trong một thế giới ngày càng có nhiều thách thức về sức khỏe, việc tăng cường sức đề kháng không còn là lựa chọn mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Bạn đang tìm kiếm cách để cơ thể mình luôn trong tình trạng tốt nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết "Top 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng nhất định phải biết" dưới đây nhé. The Vitamin Shoppe đã tổng hợp danh sách các thực phẩm tự nhiên, giàu dưỡng chất, giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đối phó hiệu với các yếu tố gây hại từ môi trường.

    Sức đề kháng là gì?

    Sức đề kháng là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ virus, vi khuẩn, khói bụi, thay đổi thời tiết… Suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng.

    Hệ thống miễn dịch “Immune System” bao gồm các cơ quan, tế bào, mô và protein; trong đó tế bào bạch cầu rất quan trọng. Khi các mầm bệnh vi sinh vật “đổ bộ” tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tự động kích hoạt phản ứng miễn dịch, giải phóng các kháng thể. Kháng thể này nhận lệnh và truy lùng kẻ xâm lược để tiêu diệt chúng.

    Những người dễ bị suy giảm sức đề kháng

    • Người lớn tuổi: Khi tuổi cao, một số cơ quan sản xuất hoặc biệt hóa các tế bào miễn dịch sẽ thoái hóa do quá trình lão hóa và hoạt động kém hiệu quả hơn. Các cơ quan nội tạng liên quan đến miễn dịch như tuyến ức hoặc tủy xương… sẽ tạo ra ít tế bào miễn dịch cần thiết để chống lại nhiễm trùng.
    • Người mắc các loại bệnh lý nguy hiểm: người nhiễm HIV, bệnh nhân trải qua hóa trị và xạ trị ung thư, người ghép tạng, người suy giảm miễn dịch nguyên phát.
    • Người ăn uống thiếu chất: Protein rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của cơ thể. Không đủ protein trong chế độ ăn uống có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
    • Người thường xuyên thiếu ngủ: Protein cũng được sản xuất trong khi ngủ để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Do đó, thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng phòng thủ của hệ miễn dịch.

    Những dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

    • Biểu hiện về nhiễm trùng như mắt đỏ, viêm tai, viêm xoang, nhiệt miệng, cảm lạnh, bệnh nướu răng mãn tính (viêm nướu), viêm phổi, nhiễm trùng nấm men.

    • Biểu hiện về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy…

    • Đặc biệt là khi các vết thương lâu lành, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

    Top 11 thực phẩm tăng cường sức đề kháng

    Tỏi

    Đây là một gia vị hữu ích giúp tăng sức đề kháng, có giá trị trong việc chống lại nhiễm trùng. Tỏi có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và giúp giảm huyết áp.

    Nghệ

    Là loại thực phẩm chứa hàm lượng curcumin cao, có công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cực tốt.

    Gừng

    Hợp chất gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là đặc tính ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Cách chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng gừng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

    Trà xanh

    Là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.

    Trái cây họ cam – quýt

    Đây là nguồn cung cấp Vitamin C rất quan trọng, giúp tăng cường việc sản xuất các tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng. Hầu hết tất cả các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, quýt, chanh,...đều chứa nhiều vitamin C cùng flavonoid có khả năng tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

    Ớt chuông đỏ

    Chứa lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam. Loại trái này cũng chứa nguồn beta carotene dồi dào. Không chỉ giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn giúp duy trì làn da và đôi mắt khỏe mạnh nhờ beta carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

    Đu đủ

    Là loại trái cây nhiệt đới có chứa hàm lượng vitamin C lớn, thậm chí có nhiều hơn cam, bưởi. Bởi vậy, việc ăn đu đủ có tác dụng tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, loại enzyme tiêu hóa có trong đu đủ là papain có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Đây cũng là trái cây giàu có Kali, vitamin B và folate rất tốt cho sức khỏe của bạn.

    Quả bí đao

    Là thực phẩm có chứa hàm lượng cao canxi, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Trong loại quả này còn chứa nhiều kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về bệnh lý tim mạch cực hiệu quả.

    Rau cải

    Rau cải là một nguồn giàu vitamin K và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó cũng chứa các chất phytonutrient, giúp chống lại vi khuẩn và virus, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.

    Bông cải xanh

    Các nghiên cứu dinh dưỡng đều chỉ ra rằng trong bông cải có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, E và sắt, kẽm, magie,… Đặc biệt hàm lượng vitamin C có trong loại thực phẩm này giúp bạn có được sức đề kháng tốt nhất.

    Để giữ được hàm lượng Vitamin C và các khoáng chất khác có trong bông cải xanh, bạn hãy tránh đun nấu quá lâu loại thực phẩm này nhé.

    Mật ong

    Chứa các enzym và khoáng chất có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong cũng có tính kháng khuẩn và chống vi khuẩn, giúp cơ thể đối phó với các loại vi khuẩn và vi rút.

    Tin liên quan

    Điểm danh những chất ô nhiễm trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người
    Thứ Ba, 19/11/2024

    Điểm danh những chất ô nhiễm trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người

    Ô nhiễm nước đang trở thành một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay, không chỉ gây tổn hại cho hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người. Nước ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng,...

    Đọc tiếp
    Đi ngoài phân sống phải làm sao?
    Thứ Ba, 12/11/2024

    Đi ngoài phân sống phải làm sao?

    Đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hết làm cho phân có hiện tượng lợn cợn, lổn nhổn và có mùi chua. Lúc đó phân sẽ nát, không thành khuôn, quan sát có thể nhìn thấy những sợi rau mẩu vụn thực phẩm ta ăn...

    Đọc tiếp
    Nguyên nhân gây mệt mỏi chán ăn bạn không ngờ tới
    Thứ Hai, 11/11/2024

    Nguyên nhân gây mệt mỏi chán ăn bạn không ngờ tới

    Cảm giác mệt mỏi và chán ăn không chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu ngủ hay căng thẳng mà có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn ít ngờ đến. Biếng ăn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sụt cân...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi