Sùi mào gà tái phát phải làm sao?
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Tuy có thể thực hiện các phương pháp điều trị nhưng tỷ lệ tái phát của sùi mào gà khá cao lên tới 59% sau khoảng 12 tháng kể từ khi tổn thương được loại bỏ hoàn toàn. Nguyên nhân nào khiến sùi mào gà quay trở lại? Làm sao để điều trị hiệu quả và phòng tránh bệnh tái phát? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi-rút Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sùi nhỏ, mềm, có màu hồng hoặc trắng, mọc thành cụm giống như mào gà hoặc súp lơ. Những nốt sùi này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hoặc cổ họng nếu có tiếp xúc với vi-rút qua quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Nguyên nhân và con đường lây nhiễm sùi mào gà:
- Quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, hậu môn, miệng).
- Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung đồ cá nhân (khăn tắm, đồ lót, dao cạo…).
- Mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở.
Triệu chứng của sùi mào gà:
- Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng nhạt hoặc trắng, không đau.
- Các nốt có thể mọc riêng lẻ hoặc thành mảng lớn.
- Ngứa, khó chịu hoặc chảy máu khi cọ xát.
- Ở phụ nữ, sùi mào gà có thể xuất hiện trong âm đạo, cổ tử cung, gây khó phát hiện.
Tại sao sùi mào gà tái phát?
Sùi mào gà tái phát chủ yếu do vi-rút HPV vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể bùng phát trở lại khi hệ miễn dịch suy yếu. Vi-rút này không thể bị tiêu diệt hoàn toàn, mà chỉ có thể bị ức chế, do đó nguy cơ tái phát luôn tồn tại nếu không kiểm soát tốt.
Một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát là hệ miễn dịch suy giảm. Căng thẳng, stress kéo dài, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, sử dụng rượu bia, thuốc lá hay mắc các bệnh lý nền như HIV/AIDS, tiểu đường đều làm tăng nguy cơ bùng phát trở lại. Khi cơ thể yếu đi, vi-rút có cơ hội hoạt động mạnh hơn, gây ra các nốt sùi mới.
Ngoài ra, điều trị chưa triệt để cũng là yếu tố quan trọng khiến bệnh dễ quay lại. Nếu chỉ loại bỏ tổn thương bên ngoài mà không kiểm soát được vi-rút trong cơ thể, sùi mào gà có thể tiếp tục phát triển. Việc tự ý ngừng điều trị, không tái khám định kỳ hoặc sử dụng sai phương pháp cũng khiến bệnh kéo dài và khó dứt điểm.
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân phổ biến gây tái nhiễm. Nếu tiếp tục quan hệ với người nhiễm HPV hoặc có nhiều bạn tình mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Bên cạnh đó, việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như khăn tắm, quần áo, dao cạo cũng có thể làm lây lan vi-rút và dẫn đến tái phát.
Làm thế nào để hạn chế sùi mào gà tái phát?
Tăng cường hệ miễn dịch
Vi-rút HPV có thể bị ức chế nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, E, và các khoáng chất để hỗ trợ sức đề kháng. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng cũng giúp cơ t hể chống lại sự tái phát của bệnh.
Sản phẩm AHCC giúp tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ, hỗ trợ đào thải virus HPV (Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 của Tiến sĩ Judith A. Smith đã chứng minh rằng AHCC có thể hỗ trợ loại bỏ virus HPV trong khoảng thời gian từ 3 - 9 tháng).
Tuân thủ phác đồ điều trị
Điều trị sùi mào gà cần kiên trì và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý ngừng điều trị khi các triệu chứng biến mất vì vi-rút có thể vẫn còn trong cơ thể. Đồng thời, cần tái khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh và phát hiện sớm nếu có dấu hiệu tái phát.
Quan hệ tình dục an toàn
HPV chủ yếu lây qua quan hệ tình dục, vì vậy sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ tái nhiễm. Bên cạnh đó, chung thủy với một bạn tình và tránh quan hệ với người có nguy cơ mắc bệnh cũng giúp hạn chế lây nhiễm.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Không sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, quần áo, dao cạo với người khác, đặc biệt là những người có tiền sử nhiễm HPV. Đồng thời, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi quan hệ tình dục, để giảm nguy cơ vi-rút phát triển.
Tiêm vắc-xin HPV
Vắc-xin HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng vi-rút nguy hiểm, đặc biệt là HPV 6 và 11 – nguyên nhân chính gây sùi mào gà. Tiêm vắc-xin càng sớm trước khi có quan hệ tình dục càng giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút HPV tái hoạt động. Vì vậy, hạn chế sử dụng những chất này giúp giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà.
Thực hiện tốt những biện pháp trên sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ sùi mào gà tái phát và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.