Nỗi khổ bệnh xương khớp ở người già
Đau nhức khiến mất ngủ, khó khăn khi đi lại, vận động, cơ thể mệt mỏi,... là những triệu chứng của bệnh lý xương khớp rất dễ thấy ở người cao tuổi. Có khoảng 60% người trên 60 tuổi và đến 85% người trên 85 tuổi mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam. Những căn bệnh về xương khớp có thể kể đến như loãng xương, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp… Người càng lớn tuổi thì chất lượng xương và sụn khớp càng bị suy giảm. Ở phụ nữ, tuổi già luôn đi kèm với mãn kinh, dẫn đến sự giảm nội tiết tố nữ. Từ đó làm sự giảm hấp thu canxi vào trong xương, hậu quả là gây ra loãng xương.
Nguyên nhân khiến người già bị đau nhức xương khớp
Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Tuổi tác càng lớn đồng nghĩa với tốc độ lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn. Những cơ quan như sụn, khớp, xương, cơ bị bào mòn dần, trở nên mỏng yếu, dễ bị tổn thương, giảm về mật độ và kích thước, dẫn đến đau nhức xương ở người cao tuổi.
Ngoài ra, đối với phụ nữ, trong quá trình mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên đáng kể để hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. Nếu lượng canxi cung cấp không đủ, cơ thể người mẹ có thể lấy canxi từ xương để đáp ứng nhu cầu này, điều này có thể ảnh hưởng đến mật độ xương của mẹ sau này. Thêm vào đó, sau thời kỳ mãn kinh, mức estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm đáng kể. Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, vì vậy sự suy giảm này dẫn đến thoái hóa khớp và loãng xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy, đau nhức.
Ở những người trên 50 tuổi, nếu thấy những triệu chứng đau mỏi thường xuyên kèm theo một số biểu hiện như thấy khớp bị co cứng vào mỗi sáng sớm khi thức dậy, hoặc những cơn đau khớp xuất hiện bất thình lình khi thời tiết thay đổi, thì nên nghĩ ngay đến việc bản thân có thể đang mắc phải bệnh đau khớp ở người cao tuổi. Những căn bệnh về xương khớp luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến gãy xương dễ dàng do một chấn thương nhẹ. Thậm chí, có một số bệnh nhân chỉ trượt té nhẹ ở tư thế ngồi đã dẫn đến gãy cổ xương đùi hoặc gãy lún đốt sống.
Thoái hóa khớp
Khi tuổi tác tăng lên, các khớp bắt đầu thoái hóa. Lớp sụn bao bọc khớp dần bị mài mòn, làm tăng sự ma sát giữa các đầu xương, dẫn đến viêm và đau nhức. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên và thường xảy ra ở các khớp chịu tải trọng lớn như gối, hông và cột sống.
Loãng xương
Ở người già, sự suy giảm hormone và thiếu hụt canxi thường góp phần làm tăng nguy cơ loãng xương, dẫn đến đau nhức, đặc biệt ở cột sống và các khớp lớn. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là các cơn đau lưng, hơn nữa khi người bệnh vận động thì cơn đau sẽ tăng lên và giảm đau khi nghỉ ngơi.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, gây nên viêm bao hoạt dịch và khiến người già bị đau nhức xương khớp.
Bị viêm xương khớp hoặc do thoái hóa khớp
Đĩa đệm nằm giữa các sụn suy yếu khiến cho sụn mỏng dần. Khi phần sụn này bị rách hoặc biến mất, các đầu xương cọ sát vào nhau gây đau đớn hoặc có thể kích thích gai xương phát triển, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm bao hoạt dịch
Màng hoạt dịch là một túi đệm nằm trong bao khớp, có tác dụng bôi trơn để các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi khớp trên cơ thể bị viêm nhiễm sẽ làm hoạt dịch trong bao tăng lên và gây viêm bao hoạt dịch, kéo theo các cơn đau nhức xương khớp khó chịu ở người cao tuổi.
Thoát vị đĩa đệm
Bao xơ rách khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, làm chèn ép các dây thần kinh xung quanh và tủy sống. Người bệnh cảm thấy đau đớn, tê nhức ở vùng bị thoát vị và có thể đau lan sang các bộ phận khác như tay, chân.
Gout
Gout là một loại viêm khớp do tích tụ axit uric trong cơ thể. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc gout cao hơn, đặc biệt khi chế độ ăn uống không lành mạnh và khả năng đào thải axit uric của thận giảm.
Ngoài ra, bệnh đau nhức xương khớp ở người già còn do các nguyên nhân như:
- Thừa cân: Các lớp mỡ thừa gây áp lực lên cơ xương khớp, chẳng hạn như đầu gối, cột sống. Về lâu dài cũng sẽ gây đau nhức ở vùng này.
- Ăn uống thiếu chất: Cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tốt cho xương khớp như canxi, omega 3 sẽ gây nên các cơn đau nhức khi lớn tuổi.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc,… là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp người già.
- Thay đổi thời tiết: Thời điểm tiết trời trở lạnh, áp suất không khí thay đổi, gây áp lực lên da và các dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức, ê ẩm xương khớp.
- Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị đau nhức xương khớp thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.
Cách phòng tránh những bệnh lý xương khớp ở người lớn tuổi
Dinh dưỡng
Canxi và Vitamin D: Đây là hai dưỡng chất quan trọng nhất cho sức khỏe xương. Canxi là thành phần cấu tạo chính của xương, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung đủ canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu cần. Các nghiên cứu cho thấy thiếu hụt canxi và vitamin D làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Chế độ ăn cân bằng: Ngoài canxi và vitamin D, cần bổ sung các dưỡng chất khác như protein, phốt pho, magie, và các vitamin nhóm B để hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ xương khớp. Một chế độ ăn đa dạng, giàu rau quả, cá, và ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất này.
Vận động
Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự linh hoạt của khớp, làm giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, và yoga không chỉ tốt cho khớp mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch và tâm lý. Việc duy trì một lịch tập đều đặn, ít nhất 150 phút mỗi tuần, đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe xương khớp.
Rèn luyện sức mạnh và thăng bằng: Bên cạnh các bài tập aerobic, việc tập các bài tập tăng cường sức mạnh và thăng bằng cũng rất quan trọng, đặc biệt là cho người lớn tuổi. Các bài tập này giúp cải thiện khối lượng cơ và sự ổn định, giảm nguy cơ ngã và gãy xương.
Lối sống
Quản lý cân nặng: Duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và hông. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp mà còn có thể dẫn đến viêm khớp do sự gia tăng cytokine gây viêm trong cơ thể.
Hạn chế các thói quen có hại: Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu quá mức có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương. Nicotine trong thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, trong khi rượu có thể gây mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến sự hình thành xương.
Chăm sóc y tế
Thăm khám định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Các xét nghiệm như đo mật độ xương (DEXA) có thể đánh giá nguy cơ loãng xương, cho phép bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Kiểm soát bệnh lý mãn tính: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cần được kiểm soát tốt, vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp. Quản lý bệnh mãn tính thông qua điều trị y tế và điều chỉnh lối sống là cần thiết để bảo vệ xương khớp.
Tham khảo những sản phẩm Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, hỗ trợ sự vận động linh hoạt của khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp, giảm đau xương khớp tại đây