Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Lưu ý khi sử dụng insulin ở người bị đái tháo đường

Thứ Hai, 29/08/2022

    Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết...


    Insulin là gì?

    Insulin là một hormon có tác dụng làm giảm đường huyết do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra. Insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày và phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể: Đường huyết tăng sẽ kích thích tụy sản xuất và bài tiết insulin. Các nghiên cứu đều cho thấy tăng tiết insulin nhiều sau các bữa ăn.


    Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường phụ thuộc insulin, nghĩa là phải tiêm insulin bổ sung mỗi ngày, thì điều quan trọng là bệnh nhân cần biết tính một đơn vị insulin để điều chỉnh lượng bột đường trong bữa ăn.
    Bệnh nhân sử dụng insulin đúng liều, đúng cách có thể duy trì đường huyết ở mức ổn định, từ đó, kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, dùng quá liều insulin có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đôi khi dẫn đến tử vong nếu quá liều nghiêm trọng và không được xử lý kịp thời.


    Triệu chứng cảnh báo dấu hiệu dùng quá liều insulin

    Lượng insulin dư thừa trong máu khiến các tế bào hấp thụ nhiều đường và ngăn cản gan giải phóng glucose. Hai tác động này kết hợp với nhau sẽ gây hạ đường huyết. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng quá liều insulin phụ thuộc vào việc nồng độ đường huyết của bệnh nhân giảm thấp đến mức nào.
    Nếu bị hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như:
    •    Đổ mồ hôi
    •    Ớn lạnh
    •    Choáng váng
    •    Chóng mặt
    •    Lo lắng, hồi hộp, run rẩy
    •    Loạn nhịp tim
    •    Đói bụng, cáu gắt
    •    Hoa mắt hoặc nhìn mờ
    •    Ngứa ran vùng môi và quanh miệng


    Khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh cần theo dõi và bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp glucose có tác dụng nhanh như nước ép trái cây, kẹo, đường, mật ong, nước ngọt để tránh đường huyết giảm xuống mức nguy hiểm.


    Cách xử trí khi dùng quá liều Insulin

    Nhận biết sớm các triệu chứng hạ đường huyết, xử trí ngay. Hãy theo các bước chỉ dẫn sau đây:
    •    Kiểm tra lượng đường trong máu (nếu có máy đo đường huyết cá nhân)
    •    Uống một nửa cốc nước ngọt hoặc nước hoa quả có vị ngọt hoặc uống nước đường, sữa ngọt, hoặc ăn một vài chiếc kẹo cứng ( khoảng 15 đến 20g đường),
    •    Kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15 đến 20 phút. Nếu chỉ số đường máu vẫn thấp (đường huyết <4.0 mmol/L), hãy dùng thêm 15 đến 20g đường
    •    Nếu bạn không tỉnh táo hoăc có lơ mơ, co giật... Hãy đến cơ sở y tế gần nhất.


     

    Lưu ý khi sử dụng Insulin
     

    Đọc kỹ bao bì của insulin
     

    Việc đọc sai nhãn trên lọ đựng hoặc ống tiêm insulin có thể dẫn đến quá liều, nhất là khi người bệnh tiểu đường vừa chuyển sang dùng một loại insulin mới. Bệnh nhân cần phải hiểu rõ về liều lượng, cách dùng và các thông tin liên quan trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Nếu có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.


    Sử dụng đúng loại insulin

    Vô tình dùng insulin tác dụng nhanh thay vì loại insulin tác dụng bình thường hoặc chậm, kéo dài có thể gây quá liều. Nếu cần sử dụng nhiều loại insulin khác nhau, bệnh nhân tiểu đường nên dán thêm các nhãn màu để phân biệt, tránh tình trạng sử dụng nhầm gây quá liều.


    Tập trung khi sử dụng insulin

    Khi sử dụng insulin cần tập trung tuyệt đối, không nên làm các việc khác như xem TV, nói chuyện điện thoại... khi tiêm insulin. Xao nhãng có thể khiến người bệnh quên rằng mình đã sử dụng thuốc và dùng thêm liều sau đó.


    Ăn uống đầy đủ

    Các loại insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn được sử dụng ngay trước bữa ăn. Ăn sau khi tiêm có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Nếu bỏ bữa, không ăn uống đầy đủ, insulin có thể khiến nồng độ đường huyết của bệnh nhân hạ xuống mức nguy hiểm, gây nên tình trạng quá liều insulin.
    Ghi chép lại lượng carbohydrate và insulin sử dụng trong ngày
    Quá liều insulin đôi khi xảy ra do sai sót trong tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ và lượng insulin sử dụng. Hiện nay, nhiều thiết bị và ứng dụng điện thoại có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tính toán nhu cầu về carbohydrate và insulin cần thiết để giảm nguy cơ sai sót.

    Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ người bị tiểu đường:
    1. CINNAMON - Hỗ trợ chuyển hóa đường, giúp cải thiện chỉ số đường huyết.
    2. GLUCOMANNAN - Duy trì đường huyết ổn định, giảm cholesterol máu.
    3. ULTRA SUGAR AID - Hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

     

    Tin liên quan

    Cảnh báo tình trạng mất ngủ đang ngày càng trẻ hóa
    Thứ Sáu, 04/10/2024

    Cảnh báo tình trạng mất ngủ đang ngày càng trẻ hóa

    Giấc ngủ là một phần quan trọng giúp con người tái tạo năng lượng và phục hồi cơ thể sau một ngày dài. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ không còn là vấn đề của riêng những người lớn tuổi mà đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không chỉ...

    Đọc tiếp
    Thói quen sai lầm khiến bạn bị mất ngủ
    Thứ Ba, 01/10/2024

    Thói quen sai lầm khiến bạn bị mất ngủ

    Mất ngủ là một trong những vấn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Việc không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chúng ta thường xuyên...

    Đọc tiếp
    Tập thể dục buổi tối có gây mất ngủ không?
    Thứ Hai, 30/09/2024

    Tập thể dục buổi tối có gây mất ngủ không?

    Tập thể dục buổi tối có gây mất ngủ không?" là một câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt với những ai bận rộn trong ngày và chỉ có thời gian rảnh vào buổi tối. Tập thể dục là một thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe,...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi