Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Thứ Hai, 29/08/2022

    Theo thống kê, bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Việc tiến hành thăm khám và phát hiện sớm bệnh dạ dày sớm mang lại hiệu quả tích cực bởi phát hiện càng sớm, khả năng điều trị thành công càng cao.


    Đau dạ dày là gì?

    Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Bệnh phổ biến ở người trong độ tuổi 30 - 50 và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.


    Nếu người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng thì các cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho tình trạng đau càng tăng lên.


    Triệu chứng của bệnh đau dạ dày


    Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn)

    Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bị bệnh tá tràng cũng có biểu hiện này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu.
    Các cơn đau bụng dữ dội không xuất hiện khi bị đau thượng vị. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng; thường xuất hiện trong khoảng từ một đến hai tuần khi trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, cơn đau sẽ lại xuất hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau triền miên.


    Ăn uống kém hơn

    Bệnh nhân bị đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon.
    Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách.
    Sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn.


    Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

    Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
    Nguyên nhân của hiện tượng này là do dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị lên men. Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo các dấu hiệu đau thượng vị. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.


    Cảm giác buồn nôn, nôn

    Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
    Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề...


    Các biện pháp phòng ngừa đau dạ dày

    Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt,... là các biện pháp giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày tốt hơn, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển sang biến chứng nguy hiểm. Một số lưu ý giúp phòng bệnh hữu hiệu gồm:


    Thay đổi chế độ ăn uống

    Chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ và tránh bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng), không ăn sau 8 giờ tối, không ăn quá no hoặc để quá đói, tránh ăn đồ quá chua, cay, nóng, lạnh, khô, ngọt,... Đồng thời, các thức ăn nhanh, đồ hộp hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá,... cũng cần phải hạn chế. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vitamin A, D, B12, K, canxi, sắt, kẽm,... từ ngũ cốc, rau củ quả tươi, tinh bột dễ tiêu, dầu thực vật,... để trung hòa axit dạ dày tốt hơn;


    Thay đổi thói quen sinh hoạt

    Chúng ta nên duy trì thói quen vận động hợp lý, tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái. Duy trì thói quen nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng thư giãn, tránh căng thẳng, giữ gìn vệ sinh cá nhân,... cũng là biện pháp phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả;


    Chú ý tới việc khám sức khỏe

    Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau, khi dùng các loại thuốc trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày.

     

    Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ người bị đau dạ dày:
    1. APPLE CIDER VINEGAR - Kích thích, cải thiện hệ tiêu hóa, trị táo bón, ợ nóng, trào ngược dạ dày và các vấn đề đường ruột.
    2. DGL - Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Tăng sản xuất chất nhầy, làm dịu cơn đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    3. TURMERIC - Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

     

    Tin liên quan

    Bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa

    Theo thống kê, bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Việc tiến hành thăm khám và phát hiện sớm bệnh dạ dày sớm mang lại hiệu quả tích cực...

    Đọc tiếp
    Lưu ý khi sử dụng insulin ở người bị đái tháo đường
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Lưu ý khi sử dụng insulin ở người bị đái tháo đường

    Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường...

    Đọc tiếp
    Viêm xoang – Bệnh không của riêng ai
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Viêm xoang – Bệnh không của riêng ai

    Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 25 – 30% số bệnh nhân đến khám Tai – Mũi – Họng tại các bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh viêm xoang. Con số này càng cao...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi