Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Dấu hiệu thiếu vitamin D ở người lớn không thể bỏ qua

Thứ Tư, 01/11/2023

    Thiếu hụt vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến xương và răng mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, có vấn đề về xương và khớp, hay gặp vấn đề với sức khỏe tâm trạng, có thể bạn đang gặp phải dấu hiệu của việc thiếu vitamin D. Để biết rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu thiếu vitamin D ở người lớn không thể bỏ qua và những giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.

    Thiếu vitamin D là gì?

    Khi cơ thể không nhận đủ lượng vitamin D theo tiêu chuẩn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng thiếu vitamin D xảy ra, gây ra các vấn đề về sức khỏe liên quan tới xương, cơ, chức năng sinh sản và miễn dịch. Cụ thể, việc không bổ sung đủ 15 mcg/ngày vitamin D (cho người từ 1 – 49 tuổi) hoặc 20 mcg/ngày (đối với người trên 50 tuổi hoặc phụ nữ mang thai/cho con bú) là dấu hiệu của tình trạng này.

    Thiếu vitamin D thường chỉ việc thiếu hụt các hợp chất quan trọng trong nhóm vitamin D đó là vitamin D3 (cholecalciferol) và D2 (ergocalciferol). Tại Việt Nam, thống kê dinh dưỡng cho thấy 40% phụ nữ và 37% trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng thiếu vitamin D ở mức độ trung bình hoặc cao.

    Thiếu vitamin D, một vitamin quan trọng, khi kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như loãng xương, còi xương, suy giảm hệ miễn dịch, và tăng nguy cơ ốm vì nhiễm trùng. Nó cũng có thể gây ra vô sinh do mức hormone sinh sản giảm sút.

    Nguyên nhân thiếu vitamin D

    Bất cứ nguyên nhân nào làm hạn chế hoặc gây rối loạn quá trình tổng hợp vitamin D3 ở da, hấp thụ vitamin D ở ruột và chuyển hóa vitamin D sang dạng hoạt tính (1.25-(OH)2D) ở thận, đều là những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thiếu hụt vitamin D. Theo đó, các nguyên nhân thiếu vitamin D phổ biến thường là:

    • Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Vitamin D được sản xuất trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người sống ở vùng cao độ, ở các nước cận Bắc cực hoặc cận Nam cực, hoặc những người thường ở trong nhà có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn.
    • Người có màu da tối: Da đậm màu chứa nhiều melanin hơn, giảm hiệu quả sản xuất vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
    • Chế độ ăn: Những người ăn chay hoặc không tiêu thụ đủ thực phẩm giàu vitamin D như cá mỡ, lòng đỏ trứng, nấm và các sản phẩm từ sữa có nguy cơ thiếu hụt vitamin D.
    • Vấn đề hấp thụ: Một số bệnh lý như bệnh celiac, bệnh Crohn, và bệnh tiểu đường loại 1 có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của ruột non.
    • Vấn đề chuyển hóa: Một số người có vấn đề với việc chuyển hóa vitamin D trong gan hoặc thận, làm giảm hiệu suất sử dụng vitamin D trong cơ thể.
    • Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng, da không chuyển hóa tia UVB hiệu quả như trước, và cơ thể cũng giảm khả năng sản xuất vitamin D.
    • Mất cân đối cân nặng: Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, vì vậy người béo phì có nhu cầu về vitamin D cao hơn.
    • Sản phẩm sữa không bổ sung vitamin D: Nếu bạn không uống sữa bổ sung vitamin D và không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, bạn có thể thiếu vitamin D.

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở người lớn

    Người thiếu vitamin D thường xuyên ốm hoặc bị nhiễm bệnh

    Vitamin D đóng một vai trò thiết yếu trong việc tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ miễn dịch, giúp cơ thể đối phó hiệu quả với virus và vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, vitamin D còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh và nhiễm khuẩn.

    Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện mối quan hệ giữa việc thiếu vitamin D và bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi. Đặc biệt, việc bổ sung 4.000 IU vitamin D hàng ngày có thể giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng ở đường hô hấp. Do đó, việc thường xuyên mắc cảm lạnh hay cúm có thể là chỉ dấu rằng bạn đang thiếu hụt vitamin D.

    Mệt mỏi và suy nhược

    Dù bạn có đủ giấc ngủ, nếu cảm thấy liên tục mệt mỏi, thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân. Vitamin D có vai trò trong quá trình sản xuất năng lượng tại tế bào, và khi thiếu hụt, cơ thể có thể trở nên suy nhược.

    Đau xương và khớp xương

    Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, thiết yếu cho sức khỏe xương. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến sự giảm dần mật độ xương, gây ra đau và cảm giác mỏi.

    Tình trạng trầm cảm

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin D và trầm cảm. Vitamin D ảnh hưởng đến việc sản xuất neurotransmitter, quan trọng cho tâm trạng và sức khỏe tinh thần.

    Tóc rụng nhiều

    Mặc dù căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rụng tóc thế nhưng hiện tượng này cũng có thể xuất phát từ viêc cơ thể bị thiếu vitamin D. Theo đó, nhiều nghiên cứu cho thấy khi nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp, da đầu sẽ xuất hiện chứng rụng tóc từng mảng với mức độ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần bổ sung vitamin D đầy đủ cho cơ thể trong 12 tuần. Lúc này, quá trình mọc tóc sẽ diễn ra nhanh hơn và mức độ rụng tóc cũng ngày càng ít đi.

    Đau lưng

    Đau lưng có thể xuất phát từ sự giảm mật độ xương hoặc việc tăng cường viêm nhiễm, cả hai đều có thể liên quan đến thiếu hụt vitamin D.

    Chậm lành vết thương

    Tốc độ hồi phục vết thương chậm sau phẫu thuật hoặc chấn thương cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin D. Trên thực tế, vitamin D là hợp chất quan trọng giúp tăng cường sản xuất collagen và hình thành lớp da mới; từ đó, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và hồi phục của cơ thể.

    Không những thế, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và các bệnh nhiễm trùng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những người bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng có khả năng bị viêm cao hơn sơ với người bình thường, đặc biệt là với những bệnh nhân tiểu đường, nhiễm trùng hoặc viêm loét bàn chân.

    Xương hóa mỏng

    Vitamin D giúp hấp thụ canxi. Khi thiếu vitamin D, mật độ xương giảm, dẫn đến tình trạng xương hóa mỏng hoặc loãng xương.

    Cảm giác mất cân đối và chóng mặt

    Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến cân bằng và cảm giác mất cân đối do nó ảnh hưởng đến sức khỏe xương và cơ.

    Đau ngực và cao huyết áp

    Vitamin D giúp điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ chức năng tim. Thiếu nó có thể tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.

    Xem thêm

    Dân văn phòng bổ sung vitamin D3 như nào cho phù hợp?

    Phát hiện đột phá: Nghiên cứu mới tiết lộ lợi ích không ngờ từ vitamin D đối với hệ miễn dịch

    Tất tần tật những tác dụng của D3 đối với cơ thể

    Vitamin D giúp chúng ta chống lại sốt xuất huyết như thế nào?

    Tại sao chúng ta "bắt buộc" phải dùng vitamin D3?

    Vitamin D3 của The Vitamin Shoppe có gì đặc biệt?

    Tin liên quan

    Protein và Tầm quan trọng của protein đối với cơ thể
    Thứ Ba, 19/12/2023

    Protein và Tầm quan trọng của protein đối với cơ thể

    Protein là một trong những thành phần cơ bản và thiết yếu của mọi tế bào sống. Được cấu tạo từ các chuỗi axit amin liên kết với nhau qua các liên kết peptit, protein không chỉ đa dạng về cấu trúc mà còn phong phú về chức năng. Mỗi...

    Đọc tiếp
    Lợi ích bất ngờ khi giảm mỡ cơ thể mà bạn chưa biết
    Thứ Hai, 11/12/2023

    Lợi ích bất ngờ khi giảm mỡ cơ thể mà bạn chưa biết

    Mỡ thừa không chỉ là một vấn đề liên quan đến ngoại hình mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe. Sự tích tụ của mỡ thừa trong cơ thể có thể gây ra nhiều nguy cơ về các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển...

    Đọc tiếp
    Điểm danh những loại vitamin giúp tăng sức đề kháng
    Thứ Năm, 16/11/2023

    Điểm danh những loại vitamin giúp tăng sức đề kháng

    Trong thời đại hiện nay, với sự gia tăng của ô nhiễm, căng thẳng, và các yếu tố gây hại cho sức khỏe, việc duy trì và tăng cường sức đề kháng trở nên cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo vệ và nâng...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi