Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

4 Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ cha mẹ cần nắm rõ

Thứ Năm, 25/08/2022

    Làm thế nào để cho con phát triển và có một chiều cao lý tưởng, một vóc dáng cân đối có lẽ là điều bất cứ phụ huynh nào cũng đều mong mỏi đạt được. Chiều cao của trẻ có sự tác động của rất nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là ba mẹ cần nắm rõ được các giai đoạn phát triển chiều cao để có thể hỗ trợ cho bé đạt được chiều cao lý tưởng.

    Có bốn giai đoạn chính phát triển chiều cao ở trẻ, trong đó, giai đoạn vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành) và giai đoạn tuổi dậy thì (trẻ có thể tăng 8 – 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi).

    Giai đoạn 1000 ngày đầu đời


    1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

    Giai đoạn bào thai


    Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi để xương phát triển chiều cao.

    Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

    Mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng 10-12 kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.

    Giai đoạn 0-2 tuổi


    Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng của trẻ sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và cân nặng cuối năm thứ nhất sẽ gấp 3 lần cân nặng sơ sinh.

    Theo nghiên cứu giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 5 tuổi.

    Từ 12-24 tháng tuổi cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên rất có thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ cả về chiều cao và trí tuệ.

    Giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25 cm trong 12 tháng đầu và 10 cm trong năm tiếp theo.

    Giai đoạn 3 -13 tuổi


    Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm, chiều cao của trẻ sẽ tăng 5 – 8 cm trong 1 năm cho đến khi dậy thì, trung bình khoảng 6,2 cm mỗi năm. Mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ ổn định nhất.

    Việc tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học cũng sẽ tạo bàn đạp cho sự phát triển tốt nhất trong giai đoạn dậy thì sau đó của con.

    Giai đoạn dậy thì


    Ở bé nam giai đoạn này bắt đầu từ 11 – 18 tuổi, còn với bé nữ thì thường từ 10 – 16 tuổi. Thời kỳ này có sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái.

    Cụ thể, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10-16 tuổi đối với nữ và 12-18 tuổi đối với nam. Đây được xem là 1 giai đoạn vàng cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ.

    Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tăng 8 – 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập khác nhau của từng trẻ.

    Giai đoạn sau dậy thì


    Sau tuổi dậy thì thường chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng nhưng không đáng kể và tăng rất chậm. Chiều cao của trẻ lúc 10 tuổi sẽ quyết định 80% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy bố mẹ đặc biệt nên chú trọng khẩu phần ăn của trẻ trong giai đoạn dậy thì để chiều cao được phát triển tối ưu nhất.

    Tham khảo sản bộ sản phẩm tăng chiều cao cho trẻ

    Tin liên quan

    Bệnh Tic là gì? Những điều cha mẹ cần biết
    Thứ Năm, 06/04/2023

    Bệnh Tic là gì? Những điều cha mẹ cần biết

    Bệnh Tic là một bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy, hội chứng tic là gì? Các triệu chứng rối loạn tic ở trẻ em và cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! Hội chứng tic ở trẻ em là...

    Đọc tiếp
    Bổ sung canxi ở trẻ và những điều cần lưu ý
    Thứ Ba, 14/03/2023

    Bổ sung canxi ở trẻ và những điều cần lưu ý

    Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em. Nó giúp xây dựng xương và răng mạnh mẽ, hỗ trợ chức năng thần kinh, cơ và tim mạch, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương...

    Đọc tiếp
    Phòng chống còi xương ở trẻ hiệu quả và khoa học
    Thứ Sáu, 26/08/2022

    Phòng chống còi xương ở trẻ hiệu quả và khoa học

    Theo công bố từ Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng, trẻ còi xương đang là một tình trạng phổ biến và có xu hướng tăng trong vài năm gần đây. Không chỉ riêng trẻ ở vùng ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời gặp tình trạng này, mà nhiều...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi