Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh trĩ gây khó chịu và đau đớn cho nhiều người. Điều trị bệnh trĩ không chỉ dựa vào việc sử dụng thuốc mà còn liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 5 nhóm thực phẩm nên ăn và 5 nhóm không nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Mối liên hệ giữa bệnh trĩ và chế độ ăn uống
Bệnh trĩ có thể xuất phát từ nguyên nhân bạn ít ngờ đến nhất - chế độ ăn uống không phù hợp. Những ai ít chú ý đến việc ăn rau xanh, duy trì chế độ ăn nghèo nàn và chứa ít chất xơ có thể đang đặt mình vào nguy cơ bị bệnh trĩ. Khi chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chức năng tiêu hóa của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài - điều này có thể tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển. Đây là điểm mà nhiều người thường lơ là và chủ quan.
Đối với những người thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu, hoặc có thói quen ăn nhiều thịt nhưng ít rau, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Thực phẩm cay nóng có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp và khó khăn, tạo ra tình trạng táo bón, và từ đó hình thành nền tảng cho việc phát triển bệnh trĩ. Hãy luôn chú ý rằng chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của bạn, và rất có thể là chìa khóa để ngăn chặn bệnh trĩ.
Người bị trĩ nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm áp lực lên vùng trĩ, làm mềm phân và giảm táo bón.gười bệnh trĩ nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: mồng tơi, rau đay, thanh long, đậu bắp,... Hoặc thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...
Thực phẩm hydrat hóa
Nước và các thực phẩm có chứa nhiều nước giúp phân mềm hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Thường là phải bổ sung từ 2 - 3 lít nước trong 1 ngày mới đủ để cung cấp lượng nước cho cơ thể đào thải độc tố và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ví dụ: nước ép trái cây không đường, canh, súp
Các loại hạt, khoai lang
Hạt giúp cung cấp chất xơ và protein, giúp cải thiện động cơ ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Khoai lang giúp nhuận tràng tốt, giúp những người bị trĩ tránh được tình trạng táo bón.
Ví dụ: hạt chia, hạt lanh
Thực phẩm giàu vitamin
Chúng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp giảm viêm và sưng trong vùng trĩ. Đặc biệt là các loại quả mọng như: cam, bưởi, chanh, quýt, nho, kiwi, việt quất,...
Probiotics và các sản phẩm lên men
Chúng giúp cân bằng vi khuẩn trong ruột, cải thiện chức năng ruột và giảm các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa, giúp làm giảm kích thích vùng trĩ. Ví dụ: yogurt, kimchi
Người bị trĩ không nên ăn gì
Thực Phẩm Cay Nóng
Những loại thực phẩm này có tính nóng, khi vào cơ thể sẽ gây nóng trong, táo bón và khó tiêu. Chúng gây kích thích và tổn thương đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho táo bón và bệnh trĩ. Điều này sẽ khiến cho người bệnh trĩ càng thêm bị nặng hơn. Ví dụ: Ớt, tiêu, các món ăn được chế biến cay
Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Béo và Dầu Mỡ
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến người bệnh cảm giác đầy bụng, bị rối loạn tiêu hóa và khó tiêu, táo bón, tăng áp lực trong hệ tiêu hóa, gây táo bón và bệnh trĩ.
Ví dụ: Mỳ chiên, thịt băm nhiều mỡ
Thực Phẩm Chế Biến Sẵn và Có Nhiều Muối
Đồ ăn quá mặn khi vào cơ thể sẽ hút nước lớn khiến cho cơ thể không đủ lượng nước để làm mềm thức ăn, tiêu hóa chúng. Vì thế, phân sẽ bị cứng, vón cục. Khi đại tiện sẽ bị đau, rát, chảy máu. Điều này sẽ khiến bệnh trĩ nặng hơn.
Thức Ăn và Đồ Uống Chứa Cồn
Khiến cho cơ thể tích nhiệt, đầy bụng, mất nước. Chất cồn còn làm hại đến trực tràng, thậm chí làm sung huyết dạ dày, gây cản trở quá trình lưu thông máu. Điều này khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng nhanh hơn.
Ví dụ: Bia, rượu vang
Thực Phẩm Chứa Nhiều Đường và Chất Tạo Ngọt
Gây nhanh chóng tăng cân, làm tăng áp lực trên hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Ví dụ: Bánh kẹo, đồ uống có gas
Xem thêm