Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Tại sao nội tiết tố nữ lại quan trọng? Vai trò của nội tiết tố nữ đối với sức khỏe sinh lý

Thứ Hai, 19/08/2024

    Nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ từ khi còn nhỏ, có kinh nguyệt đến khi mang thai. Nó giúp điều chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục để phù hợp với quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Hiểu rõ về nội tiết tố sẽ giúp chị em biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình một cách toàn diện nhất.

    Nội tiết tố nữ là gì?

    Nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen và progesterone, là những hormone sinh dục quan trọng được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng. Chúng chịu trách nhiệm cho các đặc điểm giới tính nữ, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị cơ thể cho quá trình mang thai và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

    Các loại nội tiết tố nữ

    Estrogen

    Estrogen là nội tiết tố nữ chính trong thể nữ giới. Nó chủ yếu được sản xuất từ buồng trứng và một lượng nhỏ từ tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Estrogen còn được sản xuất ở nhau thai trong thời kỳ mang thai. Nó đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh dục và sinh sản qua các thời kỳ:

    • Tuổi dậy thì
    • Kinh nguyệt
    • Thai kỳ
    • Mãn kinh

    Ngoài ra, estrogen còn ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, hệ tim mạch, tóc, hệ cơ xương, làn da và đường tiết niệu.

    Proestrogen

    Progesterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Ngoài ra, nó còn được sản xuất trong thời kỳ mang thai qua nhau thai. Vai trò của progesterone gồm có:

    • Chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh di chuyển xuống làm tổ
    • Nâng cao khả năng mang thai
    • Ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng

    Testosterone

    Testosterone được tiết ra ở tuyến thượng thận và buồng trứng. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể, bao gồm:

    • Ham muốn tình dục
    • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
    • Sức mạnh của xương và cơ bắp

    Vai trò của nội tiết tố nữ theo thời gian

    Giai đoạn dậy thì

    Tuổi dậy thì, thường bắt đầu từ 9 đến 14 tuổi, là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu sản xuất lượng lớn estrogen và progesterone. Những thay đổi này mang lại nhiều biến đổi quan trọng:

    • Phát triển đặc điểm giới tính thứ cấp: Estrogen thúc đẩy sự phát triển của ngực, mở rộng hông và tăng cường tích trữ mỡ dưới da, tạo nên những đặc điểm cơ thể nữ giới.
    • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt: Estrogen và progesterone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển sinh sản của phụ nữ.
    • Tăng chiều cao và sự phát triển xương: Nội tiết tố nữ thúc đẩy quá trình phát triển xương, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, giúp cơ thể đạt được chiều cao tối đa.

    Thời kỳ sinh sản

    Trong giai đoạn từ 20 đến 40 tuổi, cơ thể phụ nữ sản xuất nội tiết tố nữ ổn định nhất, và chúng đóng vai trò trung tâm trong khả năng sinh sản:

    • Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn: Estrogen và progesterone tiếp tục điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo khả năng thụ thai và duy trì thai kỳ.

    • Khả năng mang thai: Trong quá trình mang thai, lượng estrogen và progesterone tăng cao, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cơ thể mẹ cho quá trình sinh nở.

    • Duy trì sức khỏe sinh lý: Nội tiết tố nữ giúp duy trì sức khỏe sinh lý, bao gồm việc tăng cường ham muốn tình dục, bảo vệ sức khỏe âm đạo và điều chỉnh tâm trạng.

    Trong thai kỳ

    Estrogen

    • Phát triển tử cung và chuẩn bị cơ thể: Estrogen là hormone quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nó giúp phát triển tử cung để phù hợp với sự phát triển của thai nhi và chuẩn bị cơ thể cho quá trình sinh nở. Estrogen làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.

    • Thúc đẩy sự phát triển của các mô: Estrogen cũng giúp phát triển các mô bào thai và tuyến vú, chuẩn bị cho việc sản xuất sữa sau sinh.
    • Tăng sản xuất protein: Hormone này tăng cường sản xuất protein cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ và thai nhi, đồng thời điều chỉnh mức đường trong máu và chuyển hóa chất béo, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Progesterone

    • Duy trì niêm mạc tử cung: Progesterone chịu trách nhiệm duy trì niêm mạc tử cung dày, tạo môi trường thuận lợi cho phôi thai bám vào và phát triển. Đây là yếu tố quan trọng giúp phôi không bị đào thải trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

    • Ngăn chặn sự co bóp tử cung: Progesterone giúp giảm các cơn co thắt của tử cung, ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn đầu. Nó cũng hỗ trợ việc tạo ra nút nhầy cổ tử cung, ngăn chặn vi khuẩn và các chất có hại khác xâm nhập vào tử cung.
    • Thúc đẩy sự phát triển của mô tuyến vú: Progesterone cùng với estrogen kích thích phát triển mô tuyến vú, chuẩn bị cho quá trình tiết sữa sau khi sinh.

    Human Chorionic Gonadotropin (hCG)

    • Duy trì hoàng thể: hCG là hormone đầu tiên được tiết ra sau khi phôi thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Nó giúp duy trì hoàng thể để sản xuất progesterone trong những tuần đầu của thai kỳ, giữ cho thai nhi được bảo vệ và phát triển.

    • Phát hiện thai kỳ: hCG cũng là hormone được sử dụng để phát hiện thai kỳ qua các xét nghiệm thử thai, vì nó có thể được tìm thấy trong máu và nước tiểu chỉ vài ngày sau khi thụ tinh.

    Relaxin

    • Thư giãn các mô liên kết: Relaxin được sản xuất chủ yếu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó giúp thư giãn các mô liên kết, đặc biệt là ở khung xương chậu và cổ tử cung, để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Relaxin giúp nới lỏng các dây chằng và khớp để tạo điều kiện cho em bé ra đời dễ dàng hơn.

    • Ngăn ngừa chuyển dạ sớm: Relaxin cũng giúp ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung trước thời điểm dự kiến, giảm nguy cơ sinh non.

    Human Placental Lactogen (hPL)

    • Điều chỉnh chuyển hóa: hPL được sản xuất bởi nhau thai và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình chuyển hóa của mẹ, nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Nó làm tăng mức glucose trong máu mẹ, đảm bảo năng lượng liên tục cho sự phát triển của thai nhi.

    • Chuẩn bị cho quá trình tiết sữa: hPL cũng giúp chuẩn bị tuyến vú cho quá trình tiết sữa sau sinh, đồng thời ảnh hưởng đến việc phân bố mỡ trong cơ thể mẹ, đảm bảo đủ năng lượng dự trữ cho thời kỳ cho con bú.

    Sau khi sinh con và cho con bú

    Khi thai kỳ kết thúc, nồng độ hormone bắt đầu giảm ngay lập tức quay lại về mức trước khi mang thai. Sự sụt giảm đột ngột, đáng kể của estrogen và progesterone có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

    Cho con bú làm giảm nồng độ estrogen và có thể ngăn ngừa rụng trứng. Điều này không phải luôn đúng, bạn vẫn cần kết hợp với các biện pháp tránh thai khác để kiểm soát sinh nở.

    Tiền mãn kinh và mãn kinh

    Trong thời kỳ mãn kinh, hormone trong buồng trứng sản xuất chậm lại. Nồng độ estrogen bắt đầu dao động trong khi mức progesterone bắt đầu giảm dần.

    Khi nồng độ hormone giảm, âm đạo có thể trở nên ít bôi trơn hơn. Một số người bị giảm ham muốn tình dục và chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường. Giảm nội tiết tố sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương và bệnh tim mạch.

    Trải qua 12 tháng không có kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy bạn đã đến tuổi mãn kinh. Đến thời điểm này, cả estrogen và progesterone đều giữ ổn định ở mức thấp. Nó thường đến khi người phụ nữ được 50 tuổi và thay đổi tùy theo điều kiện sống và khả năng chăm sóc bản thân của mỗi người.

    Khi nào nội tiết tố trở nên mất cân bằng?

    Nồng độ các nội tiết tố nữ dao động một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời. Đặc biệt là trong các giai đoạn chuyển giao quan trọng như tuổi dậy thì, thai kỳ, thời kỳ cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.

    Tuy nhiên, sự mất cân bằng nội tiết tố nữ đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh tật, chẳng hạn như:

    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. Nó có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều và cản trở khả năng sinh sản.
    • Thừa androgen: Sản xuất quá mức của nội tiết tố nam gây ra bất thường kinh nguyệt, vô sinh, mụn trứng cá và hói đầu.
    • Chứng rậm lông: Chứng rậm lông thể hiện bằng việc mọc nhiều lông ở mặt, ngực, bụng và lưng. Nó xảy ra do sự gia tăng quá mức của nội tiết tố nam. Đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang.

    Ngoài ra, nội tiết tố nữ bị mất cân bằng còn do các nguyên nhân sau:

    • Giảm khả năng sinh dục do thiếu hụt nội tiết tố nữ
    • Sảy thai hoặc thai phát triển bất thường
    • Đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn)
    • Khối u buồng trứng

    Nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ. Vì thế bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ để nhận biết được những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố để có hướng điều chỉnh kịp thời. Tham khảo các sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ tại đây

    Tin liên quan

    Tăng chất lượng trứng đón con yêu
    Chủ Nhật, 03/11/2024

    Tăng chất lượng trứng đón con yêu

    Chất lượng trứng là yếu tố then chốt quyết định khả năng thụ thai và sức khỏe của thai nhi. Để tăng cơ hội đón con yêu, nhiều chị em quan tâm đến việc “bổ trứng” – cải thiện chất lượng trứng một cách tự nhiên và hiệu quả. Vậy...

    Đọc tiếp
    Tăng cường nội tiết tố nữ với 10 thói quen hàng ngày
    Thứ Bảy, 02/11/2024

    Tăng cường nội tiết tố nữ với 10 thói quen hàng ngày

    Nội tiết tố nữ không chỉ quyết định sức khỏe và sắc đẹp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi nội tiết tố nữ mất cân bằng, không chỉ làn da, mái tóc bị ảnh hưởng, mà cả chu kỳ kinh nguyệt,...

    Đọc tiếp
    Suy buồng trứng có mang thai tự nhiên được không?
    Thứ Sáu, 01/11/2024

    Suy buồng trứng có mang thai tự nhiên được không?

    Suy buồng trứng sớm khiến rất nhiều phụ nữ lo lắng về khả năng làm mẹ của mình. Với sự suy giảm chức năng buồng trứng, liệu có thể mang thai tự nhiên? Đây là câu hỏi chung của nhiều chị em khi đối mặt với tình trạng này. Mặc...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi