Thiếu máu là gì? 7 Dấu hiệu thiếu máu cần ghi nhớ?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, người bệnh thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ mắc bệnh.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào, trong đó giảm huyết sắc tố là quan trọng nhất.
Hầu hết các tế bào máu bao gồm các tế bào hồng cầu được sản xuất thường xuyên trong tủy xương. Để sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin B12, folic acid (Vitamin B9) và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm.
Đối tượng có nguy cơ thiếu máu
- Phụ nữ mang thai, cho con bú
- Chấn thương, sau phẫu thuật
- Người có chế độ ăn thiếu sắt, vitamin B12, folate
- Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
- Bệnh nhân có bệnh mãn tính: ung thư, suy thận, suy gan…
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền.
- Những yếu tố khác: tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn, nghiện rượu, sử dụng thuốc… cũng gây hiện tượng thiếu máu.
Triệu chứng thiếu máu
- Mệt mỏi, nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ và thay đổi tính tình, hay cáu gắt
- Đau đầu, ù tai, chóng mặt thường xuyên hay thay đổi tư thế và khi gắng sức. Thậm chí có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều
- Da vàng
- Nhịp tim không đều hay cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực, khó thở
- Đau ngực, có thể đau vùng trước tim do bị thiếu máu cơ tim.
- Chuột rút, Tay lạnh, tê tay chân, giảm sức lao động trí óc và chân tay.
- Mất ngủ
Nguyên nhân gây thiếu máu
- Thiếu máu do thiếu sắt - là loại thiếu máu phổ biến nhất: Gặp ở những bệnh nhân bị các bệnh lý gây mất máu: giun móc, viêm loét dạ dày, cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, u chảy máu trĩ...; Chảy máu tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay aspirin trong điều trị bệnh một thời gian dài.
- Do thiếu acid folic: Ở những bệnh nhân nghiện rượu, kém hấp thu, sử dụng thuốc ngừa thai...
- Do thiếu vitamin B12: Gặp ở bệnh nhân bị cắt đoạn dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng…
- Thiếu máu do bất thường di truyền: Bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu, dẫn đến thời gian sống của hồng cầu rút ngắn.
- Do tán huyết miễn dịch: Khi trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ và gây nên hiện tượng thiếu máu.
- Do suy tủy xương: Tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân: nhiễm trùng, hóa chất, tia xạ, di truyền…
- Do suy thận mạn: Gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm thiếu máu.
- Thiếu máu do nhiễm độc chì: Đối tượng nguy cơ cao mắc phải tình trạng này là công nhân tiếp xúc nhiều với trì hoặc trẻ em uống phải sơn pha chì.
Giải pháp phòng ngừa thiếu máu
Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được nhưng có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn chế độ bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất.
- Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá đậm và trái cây sấy khô
- Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo
- Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường
- Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.
Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm bổ sung tại đây