Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Thay đổi thời tiết và những bệnh lý thường gặp

Thứ Năm, 30/03/2023

    Thời tiết thay đổi thường là nguyên nhân gây ra rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đối với đường hô hấp. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ thời tiết ấm áp sang thời tiết lạnh, các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng... sẽ xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Bệnh cảm cúm

    Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.

    Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.

    Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.

    Bệnh viêm phổi

    Khí hậu chuyển mùa từ thu vào đông phổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là phổi của trẻ em và người cao tuổi. Khi bị viêm phổi là tình trạng các túi phế nang trong phổi bị viêm nhiễm do một tổn thương nào đó gây nên. Viêm nhiễm làm hai phổi chứa đầy dịch nhầy hoặc mủ bất thường, làm người bệnh khó thở và tạo nên phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài. Đặc biệt bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

    Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phổi mà bạn không nên bỏ qua:

    • Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở 
    • Không minh mẫn, lú lẫn (hay gặp ở người cao tuổi). 
    • Ho có đờm. Đờm có thể kèm theo mủ. 
    • Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược. 
    • Sốt, nhiệt độ cơ thể tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên,điều này hoàn toàn ngược lại ở người già, người có hệ thống miễn dịch suy yếu. 
    • Buồn nôn và nôn 
    • Tiêu chảy
    • Rối loạn nhịp tim

    Khi bạn có những dấu hiệu như trên và sức khỏe yếu đi cần phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, cần rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày giao mùa.

    Bệnh đau xương khớp

    Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

    Người bị bệnh đau xương khớp cần phải chú ý việc phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm ngay bằng nước lạnh. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp tình trạng đau quá cần đến nay cơ sở y tế để được các bác sĩ về chuyên khoa xương khớp thăm khám kịp thời để tránh để lại những biến chứng khó lường.

    Bệnh suy tim

    Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lí tim mạch. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Bài này sẽ đề cập đến suy tim mạn tính.

    Khi giao mùa giữa thu và đông người bị bệnh suy tim thường bị lại. Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi. Từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch. Vì thế người bệnh cần tìm đến các bác sĩ tim mạch thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình nhé!

    Bệnh viêm xoang

    Vào mùa thu đông bệnh viêm xoang ở nước ta luôn tăng cao, do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,... 

    Viêm xoang có thể phân ra làm 4 loại và dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:

    • Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt... Triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 - 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
    • Viêm xoang bán cấp: là có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần.
    • Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
    • Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.

    Bệnh dị ứng da

    Khi giao mùa nhiệt độ ngày và đêm luôn có sự thay đổi, cùng với đó là độ ẩm không khí cũng giảm mạnh, thay vào đó là thời tiết hanh khô. Vậy nên, đây là những tác nhân gây ra bệnh dị ứng da. Đây là bệnh ngoài da thường gặp nhất, ở bất cứ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy dị ứng da không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và thẩm mỹ của người bệnh. Ở những người gặp phải những triệu chứng nặng hơn, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.

    Chính vì thế cần xét nghiệm dị nguyên để biết được chính xác nguyên nhân gây dị ứng da và được bác sĩ da liễu đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn. Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày… 

    Bệnh hen suyễn

    Đây là một bệnh lý hô hấp mãn tính, trong đó các đường hô hấp bị co thắt và sản sinh ra nhiều chất nhầy. Triệu chứng bao gồm khó thở, ngực nặng, khàn tiếng và ho khan. Nguyên nhân của bệnh hen suyễn là do di truyền hoặc tác động của các tác nhân gây kích thích như phấn hoa, hóa chất, thuốc lá... Để chữa trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn, người bệnh cần kiểm soát tình trạng hen suyễn bằng thuốc, tránh tiếp xúc với các chất kích thích, tăng cường vận động, duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

     

    Tin liên quan

    Mỡ và những tác động của mỡ đối với sức khỏe
    Thứ Năm, 07/12/2023

    Mỡ và những tác động của mỡ đối với sức khỏe

    Mỡ thừa, đặc biệt là loại mỡ bão hòa và trans, đang trở thành một mối quan ngại lớn đối với sức khỏe nhân loại. Nó không chỉ tăng nguy cơ bệnh tim mạch mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hiểu rõ tác động của mỡ...

    Đọc tiếp
    Không nên ăn gì khi đang bị căng thẳng?
    Thứ Ba, 15/08/2023

    Không nên ăn gì khi đang bị căng thẳng?

    Stress là một vấn đề tâm lý phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn như ngày nay. Để đối phó với stress, chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn nghèo...

    Đọc tiếp
    Bạn đã biết những phương pháp detox an toàn và hiệu quả?
    Thứ Ba, 15/08/2023

    Bạn đã biết những phương pháp detox an toàn và hiệu quả?

    Detox cơ thể là quá trình loại bỏ các chất độc và cải thiện sức khỏe thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Hiện nay có rất nhiều phương pháp detox được truyền tai nhau mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thực chất lại...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi