Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Quan hệ lúc có kinh nguyệt mang thai được không?

Thứ Sáu, 07/04/2023

    Quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt liệu có thai được không? Đây là câu hỏi thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Đa số cho rằng phụ nữ không thể mang thai nếu có quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt. Liệu điều này có thực sự đúng?

    Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

    Để có thể thụ thai cần có sự gặp gỡ của tinh trùng nam giới với trứng của nữ giới. Khi buồng trứng của phụ nữ phóng thích trứng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng từ 12 - 24 giờ. Tinh trùng của nam giới có thể tồn tại trong khoảng 3 - 5 ngày.

    Chu kỳ thông thường của phụ nữ là 28 ngày. Ngày 1 là khi bắt đầu có kinh. Một người phụ nữ thường rụng trứng vào khoảng ngày 14 (nhưng có thể vào khoảng ngày 12, 13 hoặc 14).

    Rụng trứng là khi buồng trứng của người phụ nữ giải phóng một quả trứng để thụ tinh. Nếu có sẵn tinh trùng trong tử cung thì có thể mang thai. Ngày rụng trứng có thể thay đổi tùy theo chu kỳ của phụ nữ. Một số phụ nữ có chu kỳ dài hơn khoảng 35 ngày giữa các kỳ kinh. Quá trình rụng trứng sau đó sẽ xảy ra vào khoảng ngày 21. Phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn là 21 ngày sẽ rụng trứng vào khoảng ngày thứ 7.

    Có thể mang thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

    Khi rụng trứng, trứng được thả vào ống dẫn trứng và có tồn tại trong 24 giờ chờ đợi thụ tinh trước khi di chuyển đến tử cung.

    Bởi vì trứng có thể tồn tại trong 24 giờ sau khi rụng trứng và tinh trùng có thể sống bên trong một người phụ nữ trong 3 - 5 ngày, một phụ nữ có thể có thai trong vòng 5 ngày trước khi rụng trứng và một ngày sau đó.

    Nếu quan hệ tình dục vào ngày cuối cùng của tuần có kinh và rụng trứng sớm một vài ngày, lúc này vẫn có thể có tinh trùng sống bên trong tử cung và kết hợp với trứng để thụ thai. Ngay cả ở một phụ nữ có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng bắt đầu có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chính vì vậy, không thể đảm bảo tinh trùng từ lần quan hệ tình dục trong kỳ kinh sẽ chết vào thời điểm rụng trứng tiếp theo.

    Khả năng mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt

    Khả năng mang thai của phụ nữ có thể tăng và giảm trong suốt chu kỳ rụng trứng. Trong khi chu kỳ hàng tháng trung bình của phụ nữ có thể là 29 ngày, những người khác có thể có chu kỳ thay đổi từ 20 đến 40 ngày, hoặc lâu hơn.

    Hầu như không có khả năng mang thai từ 1 - 2 ngày sau khi bắt đầu ra máu kinh. Nhưng khả năng bắt đầu tăng trở lại sau mỗi ngày liên tiếp, mặc dù vẫn đang trong kỳ kinh nguyệt. Càng về cuối kỳ kinh, khả năng mang thai càng tăng nếu có quan hệ tình dục không an toàn.

    Vào khoảng ngày thứ 13 sau khi bắt đầu có kinh, cơ hội mang thai của phụ nữ là khoảng 9%. Mặc dù những con số này có thể thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là một phụ nữ có thể yên tâm 100% rằng sẽ không mang thai nếu có quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt.

    Biện pháp phòng ngừa kiểm soát sinh sản

    Nếu đang có ý định mang thai, quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt sẽ không giúp thụ thai trừ khi chu kỳ kinh nguyệt là dưới 28 ngày. Tuy nhiên vẫn có khả năng có thể mang thai trong thời điểm này.

    Nếu không có ý định mang thai, điều quan trọng là phải quan hệ tình dục bảo vệ mỗi lần. Điều này bao gồm sử dụng một số hình thức tránh thai như sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai.

    Thuốc tránh thai sẽ không tạo ra rào cản chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu hoặc chlamydia. Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm không mong muốn, hãy để bạn tình sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

    Chu kỳ rụng trứng của phụ nữ có thể khác nhau, vì vậy có thể mang thai khi đang trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù khả năng mang thai vào những ngày đầu của kỳ kinh ít hơn, nhưng khả năng mang thai sẽ tăng lên vào những ngày sau đó.

    Nếu đang cố gắng mang thai nhưng vẫn chưa thụ thai sau một năm hoặc hơn khi quan hệ tình dục không an toàn, hãy đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ có thể giới thiệu các phương pháp theo dõi sự rụng trứng, cung cấp các xét nghiệm và phương pháp điều trị giúp tăng cơ hội thụ thai.

    Tin liên quan

    Rối loạn nội tiết tố nữ có mang thai được không?
    Thứ Tư, 26/07/2023

    Rối loạn nội tiết tố nữ có mang thai được không?

    Rối loạn nội tiết tố nữ đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Một câu hỏi thường gặp của rất nhiều chị em đó là rối loạn nội tiết tố có thể mang thai hay không? Rối...

    Đọc tiếp
    Dim và tác dụng đáng kinh ngạc với nội tiết tố nữ
    Thứ Hai, 24/07/2023

    Dim và tác dụng đáng kinh ngạc với nội tiết tố nữ

    DIM (Diindolylmethane) là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau củ cruciferous như cải bắp, cải xoăn, bông cải, cải kale và bông cải xanh. Được biết đến như một phytonutrient có tính chất chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt, DIM được rất nhiều chị...

    Đọc tiếp
    Khi mang thai không nên ăn gì? Thực phẩm
    Thứ Tư, 19/07/2023

    Khi mang thai không nên ăn gì? Thực phẩm "cấm kị" với bà bầu

    Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Một chế độ ăn đầy đủ, khoa học sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu đảm bảo sức khỏe cho mẹ & bé, bé ra đời khỏe mạnh & phát triển...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi