Giảm mỡ máu với những thực phẩm quen thuộc dễ kiếm
Bạn đang lo lắng về mức độ mỡ máu cao trong cơ thể và không biết làm thế nào để kiểm soát nó ? Ngoài những loại thuốc và thực phẩm hỗ trợ, bạn cần thay đổi chế độ ăn và sử dụng ngay những thực phẩm quen thuộc trong bếp nhà bạ để giảm mỡ máu đáng kể.
Cá hồi và các loại cá béo
Cá hồi và các loại cá béo chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm LDL (lipoprotein mật độ thấp) và tăng HDL (lipoprotein mật độ cao).
Hạt chia và hạt lanh
Cả hai loại hạt này đều chứa axit alpha-linolenic, một dạng của omega-3, có khả năng giảm mỡ máu.
Quả óc chó
Quả óc chó chứa nhiều axit béo không no đơn, có thể giúp giảm mỡ máu.
Yến mạch
Yến mạch chứa beta-glucan, một loại xơ có khả năng giảm cholesterol.
Tỏi
Tỏi có chứa allicin, có khả năng giảm huyết áp và mỡ máu.
Giá đỗ
Đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.
Chất xơ trong giá đỗ có thể giúp loại bỏ chất cặn bã trong cơ thể và có thể kết hợp với cholesterol để chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic và bài trừ nó ra khỏi cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol. Giá đỗ xanh vị ngọt mát, giàu lượng nước, có công dụng tốt trong việc giảm béo và điều tiết chất mỡ.
Táo
Táo là “quả giảm mỡ” mà chúng ta ít ngờ đến, tác dụng giảm mỡ của táo bắt nguồn từ chất pectin phong phú trong táo, đây là một loại chất xơ tan được trong nước, có thể kết hợp với acid mật để hấp thụ cholesterol dư thừa và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Chất pectin trong táo còn có thể kết hợp với vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu cho cơ thể.Ngoài ra, táo phân giải ra axit acetic cũng có lợi cho quá trình trao đổi phân giải của cholesterol và chất béo trung tính.
Thực phẩm từ nấm
Bao gồm nấm, nấm trắng và nấm đông cô và các loại thực phẩm nấm khác. Người bị tăng lipid máu có thể ăn nhiều hơn hàng ngày. Những loại thực phẩm nấm này không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa một số polysacarit, chất xơ hòa tan và các chất khác.
Những chất này có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch máu, có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về mạch máu.
Rau xanh, hoa quả
Rau xanh và các loại quả hầu hết đều có hàm lượng chất xơ cao, giúp đào thải cholesterol xấu trong cơ thể. Táo được xem là loại quả tốt nhất trong việc loại bỏ hàm lượng cholesterol dư thừa, giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh rối loạn mỡ máu. Bên cạnh táo, nấm hương và hành tây cũng là 2 loại thực phẩm đóng góp không nhỏ trong việc điều trị mỡ máu, có vai trò triệt tiêu cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.
Các loại thịt trắng
Không chỉ ăn rau xanh và hoa quả, người bệnh cũng cần protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý không ăn da động vật.
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người mỡ máu
Ngày 1
- Sáng: Cháo yến mạch với hạt chia và quả mâm xôi
- Trưa: Cá hồi nướng, cơm gạo lứt, rau cải luộc
- Tối: Canh chua, cơm gạo lứt
Ngày 2
- Sáng: Smoothie dâu, chuối và hạt lanh
- Trưa: Gà hấp, cơm gạo lứt, dưa chuột
- Tối: Bún chả cá (ít dầu)
Ngày 3
- Sáng: Cháo yến mạch táo đỏ
- Trưa: Bún ốc (ít mỡ), rau sống
- Tối: Cá diêu hồng hấp, cơm gạo lứt
Ngày 4
- Sáng: Bánh mì ngũ cốc với bơ hạt óc chó
- Trưa: Mì quảng gà (ít dầu)
- Tối: Canh cải bó xôi, tôm luộc
Ngày 5
- Sáng: Cơm nắm
- Trưa: Nấm xào bắp non, rau sống
- Tối: Đậu phụ nhồi thịt, cơm gạo lứt
Ngày 6
- Sáng: Smoothie và hạt chia
- Trưa: Cơm gà hấp (không dùng mỡ động vật)
- Tối: Bún riêu cua (ít dầu)
Ngày 7
- Sáng: Cháo đậu xanh
- Trưa: Tôm hấp
- Tối: Cá basa cuốn bánh tráng, rau sống
Hãy nhớ uống đủ nước và hạn chế các loại đồ uống có đường hoặc chứa caffeine.