Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Các bệnh lý tim mạch phổ biến hiện nay

Thứ Năm, 12/10/2023

    Các bệnh lý tim mạch ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Sự gia tăng của chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động và áp lực cuộc sống đều đóng góp vào tình hình này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và những thông tin cần biết để phòng tránh và điều trị kịp thời.

    Tăng huyết áp

    Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Khi kiểm tra sức khỏe huyết áp gồm có 2 chỉ số:

    • Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co, là huyết áp cao nhất

    • Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra, là huyết áp thấp nhất

    Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

    Triệu chứng:

    • Hoa mắt, chóng mặt
    • Chảy máu cam
    • Đau đầu
    • Tim đập nhanh

    Nguyên nhân:

    • Tăng huyết áp vô căn (chủ yếu): Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp. Đây là nguyên nhân cơ bản, có xu hướng phát triển theo thời gian ở người lớn tuổi.
    • Tăng huyết áp thứ phát: Bệnh lý tại thận: suy thận, hội chứng thận hư; Bệnh nội tiết: suy giáp, cường giáp; Tác dụng phụ của thuốc: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,..
    • Tăng huyết áp thai kì: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Điều này cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.

    Yếu tố nguy cơ:

    Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:

    Yếu tố không thể thay đổi:

    • Tuổi cao
    • Giới tính: nam giới trên 45 tuổi, phụ nữ sau mãn kinh
    • Tiền sử gia đình: thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch

    Yếu tố có thể thay đổi:

    • Thừa cân béo phì;
    • Lối sống tĩnh tại, lười vận động;
    • Ăn uống không lành mạnh;
    • Ăn quá nhiều muối;
    • Sử dụng lạm dụng rượu, bia;
    • Hút thuốc lá;
    • Căng thẳng thường xuyên.

    Biến chứng:

    • Nhồi máu cơ tim, suy tim
    • Suy thận
    • Bệnh động mạch ngoại vi
    • Tai biến mạch máu não
    • Giảm thị lực, mù lòa
    • Chứng nhức đầu, co giật

    Giải pháp sinh hoạt

    • Chế độ ăn lành mạnh: ít chất béo; ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn cá, thịt gia cầm loại bỏ da…
    • Giảm lượng muối ăn vào, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh
    • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao. Việc tập luyện thể dục giúp giảm huyết áp, giảm cân hoặc giữ cho bạn cân nặng phù hợp, và giảm stress
    • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu dư cân
    • Hạn chế uống rượu bia
    • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc
    • Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng
    • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được

    ​​​​​​​

    Rối loạn mỡ máu

    Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng thay đổi bất thường như tăng hoặc giảm các nồng độ lipid trong máu. Rối loạn mỡ máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, dân gian thường gọi là bệnh mỡ máu cao.

    Triệu chứng:

    • Đau tức ngực, khó thở: Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch làm hẹp lòng mạch, khiến máu kém lưu thông, nhất là ở tim, dễ hình thành nên các cơn  đau tức ngực. Các cơn đau tức ngực không cố định, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, có thể khi đang đi, đứng lên ngồi xuống.
    • Chóng mắt, hoa mắt: Các mảng xơ vữa tập trung ở não (động mạch cảnh) làm máu kém lưu thông lên não sẽ xuất hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
    • Tê bì chân tay: Mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi cản trở lưu thông máu. Thường tê ở các ngón tay sau đó tăng lên tê buốt, run tay.
    • Khó ngủ, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh: Đây là những triệu chứng ít gặp ở người bị mỡ máu cao nhưng cần hết sức chú ý.

    ​​​​​​​

    Xơ vữa động mạch

    Bệnh xơ vữa động mạch là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Mảng xơ bao gồm:

    •  Chất béo
    • Cholesterol
    • Canxi và các chất khác

    Mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể.

    Nguyên nhân:

    Nguyên phát: Do di truyền, đặc biệt nếu trong gia đình có người trẻ tuổi bị bệnh tim mạch.

    Thứ phát:

    • Ăn uống: ăn nhiều chất béo và đường, sử dụng rượu bia
    • Chế độ sinh hoạt: hút thuốc lá, stress, lười vận động
    • Béo phì
    • Sử dụng 1 số thuốc: thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta, thuốc trị mụn trứng cá isotretionoid...
    • Biến chứng của 1 số bệnh: Đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy giáp,…​​​​​​​

    Biến chứng:

    • Tê bì chân tay: Tê bì tay chân, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, dễ mệt mỏi
    • Gan nhiễm mỡ (mỡ gan vượt quá 5% khối lượng gan): 50% bệnh nhân mỡ máu cao bị gan nhiễm mỡ; Kéo dài gây viêm gan, xơ gan (biểu hiện: chứng vàng da, đau hạ sườn phải, buồn nôn, chán ăn, ói mửa…)
    • Sỏi mật: Dịch mật: Cholesterol + Sắc tố mật + muối canxi. Viêm túi mật, tắc ống dẫn mật
    • Tăng huyết áp: Tăng độ nhớt máu, xơ vữa động mạch
    • Tiểu đường: Giảm chức năng bài tiết insulin

    ​​​​​​​

    Giải pháp sinh hoạt:

    Cục Y tế Dự phòng hướng dẫn người bị rối loạn lipid máu như sau:

    • Cắt giảm năng lượng (calo) đối với người bị thừa cân, béo phì.
    • Hạn chế các loại đồ ăn có mỡ chứa nhiều axit béo không bão hòa như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, giảm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng, tôm, bơ,…
    • Tăng cường lượng axit béo trong thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu bắp, mỡ cá,…
    • Cần cân đối các thành phần glucid, lipid và protid trong khẩu phần ăn.
    • Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, chất kích thích.
    • Bổ sung thêm vitamin, chất xơ, yếu tố vi lượng trong các loại rau, củ
    • Trong lối sống, sinh hoạt, bạn cũng cần lưu ý thêm các vấn đề như sau: Ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng/ngày, cố gắng kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống. Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì. Tránh ngồi quá lâu, thường xuyên vận động. Khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng cho biết, bạn nên thực hiện hoạt động thể chất từ 30 – 45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

    Tin liên quan

    Tại sao Magie thực sự cần thiết với cơ thể?
    Thứ Tư, 05/06/2024

    Tại sao Magie thực sự cần thiết với cơ thể?

    Magie là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể con người. Mặc dù nó có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể và liên quan đến hàng...

    Đọc tiếp
    Vitamin K2 và những điều cần phải biết
    Thứ Ba, 04/06/2024

    Vitamin K2 và những điều cần phải biết

    Vitamin K2 là một dưỡng chất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, mang đến lợi ích lớn đối với sức khỏe xương và hệ tim mạch. Trong bài viết này, cùng khám phá vitamin K2 và những điều thú vị về nó nhé! Vitamin K2 là gì? Vitamin K2, còn được...

    Đọc tiếp
    Những điều bắt buộc cần biết khi đi biển
    Thứ Tư, 29/05/2024

    Những điều bắt buộc cần biết khi đi biển

    Biển xanh cát trắng luôn là điểm đến lý tưởng của mọi người mỗi khi hè về. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững những điều cần lưu ý khi đi du lịch biển để kỳ nghỉ thật an toàn & thú vị nhé. Khởi động trước khi...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi