Bị trĩ phải làm sao?
Trĩ, một bệnh rất hay gặp đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đối mặt với trĩ, nhiều người cảm thấy bối rối và không biết cách xử lý. Bài viết "Bị trĩ phải làm sao?" sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khoa học, lời khuyên thực tế và hướng dẫn chi tiết để giúp bạn đối diện và giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả.
Định nghĩa
Trĩ là tình trạng những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ nội, trĩ ngoại.
Triệu chứng
- Đi ngoài ra máu
- Đau rát hậu môn
- Có cảm giác nặng ở hậu môn, mót rặn
- Đi ngoài thấy sa trĩ, có thể đẩy lên được hoặc không
Bốn cấp độ của búi trĩ: Độ 1: Trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu; Độ 2: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài; Độ 3: Sa trĩ khi rặn, không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên; Độ 4: Trĩ thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
Yếu tố nguy cơ
-
Do thói quen: Đi cầu ngồi lâu, ăn uống không hợp lý, dùng chất kích thích, ít vận động
- Do tính chất công việc: Phải ngồi cả ngày, đứng một chỗ quá lâu, lao động nặng
- Do nguyên nhân khác: Mang bầu sinh con, ảnh hưởng từ bệnh khác, tuổi già, béo phì
Biến chứng
- Bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm khuẩn máu
- Trĩ sa nghẹt
- Tác mạch trĩ ngoại
- Tắc mạch trĩ nội
- Vỡ búi trĩ
Giải pháp sinh hoạt
- Bổ sung nhiều chất xơ và nước. Chất lỏng cùng với chất xơ có thể giúp làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng hơn. Chất xơ có thể bổ sung qua thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, các loại đậu, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây tươi.
- Kiêng ăn chất cay (tiêu, ớt…)
- Tập thể dục. Mỗi ngày vận động 20-30 phút có thể kích thích chức năng ruột, giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn. Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu.
- Tập thói quen đi cầu đều đặn. Nếu cảm thấy muốn đi cầu, hãy đi ngay lập tức. Khi bạn nhịn, phân có thể trào ngược lên gây áp lực.
- Ngâm nước ấm. Ngâm hậu môn bằng nước ấm 10-15 phút sau khi đi cầu có thể giúp giảm các triệu chứng.