Bí quyết tránh say nắng mùa hè ai cũng cần biết
Trong những ngày hè nắng nóng, tình trạng say nắng trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là những người làm việc liên tục dưới thời tiết nắng gay gắt. Say nắng không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, việc hiểu rõ về say nắng và biết cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết.
Say nắng là gì? Biểu hiện của say nắng
Say nắng, hay còn được gọi là say nhiệt, là tình trạng sức khỏe xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa nhiệt độ một cách hiệu quả do phơi nhiễm trong môi trường nóng quá mức. Khi bị say nắng, cơ thể bạn không thể làm mát bằng cách tăng cường mồ hôi, dẫn đến sự tăng nhiệt nguy hiểm trong cơ thể.
Biểu hiện của say nắng bao gồm:
- Sốt cao khoảng 40 độ C trở lên.
- Trạng thái tinh thần hoặc hành vi thay đổi (như lú lẫn, kích động, nói lắp).
- Chóng mặt và choáng váng.
- Da khô, ứng đỏ, nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Thở nhanh, mạch đập nhanh.
- Yếu cơ hoặc chuột rút.
- Đau đầu, mất ý thức.
- Co giật.
10 giải pháp phòng tránh say nắng mùa hè
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Để giảm thiểu tác động của nắng nóng, cố gắng ở trong nhà hoặc tìm kiếm bóng râm vào những giờ nắng gắt nhất trong ngày, thường là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Sử dụng ô dù, mũ rộng vành hoặc che chắn khác khi cần thiết.
Tránh say nắng mùa hè bằng cách nghỉ ngơi hợp lý
Chia thời gian hoạt động và nghỉ ngơi một cách cân bằng. Trong một ngày nóng bức, hãy chủ động nghỉ ngơi thường xuyên hơn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nắng trong thời gian dài.
Vào những ngày nhiệt độ tăng cao đỉnh điểm, bạn không nên hoạt động quá sức để tránh cho cơ thể mất nước nhiều sẽ rất dễ rơi vào tình trạng say nắng. Thay vào đó, bạn chỉ nên thực hiện các hoạt động ít dùng sức hơn để giảm việc đổ mồ hôi. Trong trường hợp bắt buộc phải hoạt động mạnh, bạn nên sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý trong bóng mát vào thời điểm dừng làm việc.
Nếu có thói quen tập thể dục mỗi ngày, thì bạn nên tập vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi mặt trời chưa lên hẳn hoặc lúc mặt trời đã lặn. Lúc này nhiệt độ đã giảm bớt, không khí mát mẻ, cơ thể sẽ không bị mất nước nhiều.
Uống nhiều nước lọc để tránh say nắng mùa hè
Cơ thể mất nước nhanh chóng dưới thời tiết nóng. Đảm bảo uống đủ nước, khoảng 2-3 lít mỗi ngày, để giúp cơ thể làm mát và thải độc tố hiệu quả.
Chú ý thành phần của một số loại thuốc điều trị bệnh
Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ say nắng do tác dụng phụ gây mất nước hoặc làm cơ thể kém chịu nhiệt.
Một số thành phần của nhiều loại thuốc trị bệnh như thuốc ức chế Beta, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trầm cảm, rối loạn tâm thần,... có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và hạ nhiệt của cơ thể.
Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn sẽ dễ bị say nắng hơn khi trời nắng nóng. Nếu đang trong quá trình uống những loại thuốc điều trị trên, thì bạn nên tránh hoạt động lâu ngoài trời để ngăn ngừa tình trạng say nắng xảy ra.
Không ngồi quá lâu trong xe ô tô đang tắt máy
Tránh để mình hoặc trẻ nhỏ ở trong xe hơi đang đậu không hoạt động dưới trời nắng, vì nhiệt độ bên trong có thể tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm.
Khi xe ô tô đang tắt máy, máy lạnh sẽ không hoạt động. Sau 10 phút, nhiệt độ bên trong xe lúc này sẽ cao hơn từ 6 đến 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Nếu bạn ngồi trong xe càng lâu thì nhiệt độ cơ thể cùng vì vậy mà tăng cao hơn, dẫn đến say nắng. Thậm chí, nhiều trường hợp tử vong ở trẻ em đã được ghi nhận là do ở trong xe ô tô đã tắt máy quá lâu.
Giữ môi trường sống luôn mát mẻ
Sử dụng quạt, điều hòa, hoặc mở cửa sổ vào buổi sáng sớm và buổi tối để không khí trong nhà luôn mát mẻ và dễ chịu. Môi trường sống mát mẻ cũng giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái thoải mái, từ đó năng suất làm việc và hoạt động cũng sẽ tốt hơn.
Chọn trang phục thấm hút mồ hôi tốt
Mặc quần áo làm từ chất liệu nhẹ, thoáng khí như cotton, giúp hấp thụ mồ hôi và làm mát cơ thể hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Vào thời điểm mùa hè, bạn nên xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng để cơ thể không bị ảnh hưởng. Bạn có thể chọn ăn các món dễ tiêu hóa, nhiều nước, ăn nhiều trái cây hoặc rau xanh để giảm tình trạng chán ăn. Bổ sung các thực phẩm giàu nước và chất điện giải như dưa hấu, cam, và chuối vào chế độ ăn để giúp bổ sung nước và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên
Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bỏng nắng, góp phần giảm nhiệt độ cơ thể.
Tránh say nắng mùa hè bằng cách lau cơ thể bằng khăn ẩm thường xuyên
Sử dụng khăn ẩm để lau người có thể giúp làm mát nhanh chóng, đặc biệt hiệu quả khi bạn cảm thấy quá nóng hoặc sau khi hoạt động ngoài trời. Cách này giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, đồng thời còn tránh cho mồ hôi làm ướt quần áo hoặc thấm ngược vào bên trong khiến bạn bị cảm lạnh.