Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Bí quyết khắc phục rối loạn nội tiết tố sau sinh

Thứ Ba, 11/04/2023

    Rối loạn nội tiết tố sau sinh thường biểu hiện với các triệu chứng điển hình mà hầu hết các mẹ đều gặp đó là rụng tóc, mất ngủ, sạm da, giảm ham muốn… Đây là vấn đề muôn thuở của chị em phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để có thể khắc phục được nhanh chóng. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có đầy đủ thông tin về tình trạng cũng như cách khắc phục, và không còn bị ám ảnh bởi "rối loạn nội tiết tố sau sinh".

    Rối loạn nội tiết tố sau sinh là gì?

    Trong khi mang thai, cơ thể sản xuất ra lượng lớn hooc môn estrogen và progesterone. Hai hooc môn steroid này là chìa khóa để tạo ra dopamine và serotonin, hai chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp người phụ nữ cảm thấy vui vẻ và thư thái. Điều này giải thích cho cảm giác tuyệt vời mà người phụ nữ có được khi biết tin mình mang thai.

    Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra với các nội tiết tố này sau khi em bé ra đời. Một điều không may là ngay tại thời điểm sau sinh và nhiều tuần sau đó, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nồng độ prolactin và oxytocin sẽ tăng nhanh trong thời kỳ hậu sản.

    Sự rối loạn nội tiết tố sau sinh đáng kể này được cho là nguyên nhân gây ra những thay đổi về mặt tâm lý và cảm xúc của người phụ nữ. Vì thế, cần có cái nhìn cận cảnh hơn về những kiến thức liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố sau sinh để biết rằng cảm xúc thất thường mà những người mẹ trẻ gặp phải là các vấn đề hết sức bình thường.

    Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố sau sinh

    Rụng tóc

    Rối loạn nội tiết nữ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh. Khi estrogen giảm thì DHT (hormone gây rụng tóc) sẽ tăng cao khiến bã nhờn da đầu tiết ra nhiều, nang tóc dần dần bị teo lại, chân tóc bị bít và rất khó mọc. Hơn nữa, chất dinh dưỡng nuôi tóc cũng bị suy giảm, khiến tóc rất dễ bị gãy rụng.

    Vấn đề về da

    Estrogen là loại hormone giúp giữ nước và mỡ ở bên dưới da, ức chế hắc tố da và làm da căng mịn. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết bã nhờn của làn da. Vì vậy, khi hàm lượng estrogen giảm xuống đột ngột sau sinh, mẹ có thể bị nổi mụn nội tiết, da khô và ngứa. 

    Thay đổi về vóc dáng

    Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm sẽ ảnh hưởng đến những nét đẹp, quyến rũ và sự trẻ trung vốn có của chị em phụ nữ. Những hiện tượng dễ nhận biết nhất khi vóc dáng “xập xệ” như: ngực chảy, mông xệ, vùng eo và đùi tích nhiều mỡ, cơ thể “phì nhiêu”…

    Giảm ham muốn

    Khi nội tiết tố nữ mất cân bằng sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục, vùng kín bị “khô hạn”, đau rát khi quan hệ và khó đạt được cực khoái, từ đó chuyện vợ chồng ngày càng lạnh nhạt.

    Thay đổi về tâm trạng

    Khi lượng estrogen giảm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chị em luôn cảm thấy tự ti, tâm trạng tiêu cực, buồn chán, căng thẳng và stress kéo dài. Bên cạnh đó, tính khí chị em cũng thay đổi một cách thất thường như dễ nóng nảy, cáu gắt hay bực bội.

    Một số dấu hiệu khác

    Một số dấu hiệu khác cho thấy chị em bị suy giảm nội tiết tố sau khi sinh là cơ thể mệt mỏi, sụt cân, tâm trạng thay đổi thất thường, mất ngủ. Bên cạnh đó, khi bị suy giảm nội tiết tố nữ, các bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như dị ứng, khô da, táo bón, kinh nguyệt không đều, vấn đề về sữa mẹ, tim đập nhanh,…

    Khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết tố sau khi sinh

    Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện nội tiết tố nữ

    Những hoạt động này sẽ giúp người mẹ sau sinh giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy nhanh quá trình cân bằng nội tiết tố. Trong số đó, yoga và đi bộ là cách tuyệt vời để lấy lại nội tiết tố nữ cho chị em.

    Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế ăn chất béo

    Chất xơ sẽ hỗ trợ đào thải hormone estrogen còn chất béo làm tăng estrogen. Vì vậy, các bạn hãy tránh ăn những loại dầu thực vật được cho là ảnh hưởng đến hàm lượng estrogen và ăn nhiều cá giàu omega-3.

    Tránh xa thức uống chứa cồn và cà phê

    Cà phê và đồ uống có cồn là nguyên nhân khiến người mẹ sau sinh mất cân bằng nội tiết tố nữ. Lý do là bởi vì cà phê sẽ làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể.

    Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để cải thiện nội tiết tố

    Các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nội tiết tố nữ. Vì vậy, chị em cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất ngay từ bây giờ để khôi phục lại mức độ nội tiết tố nữ.

    Ngủ đủ giấc

    Thời gian ngủ không đủ sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Bởi vì trong khi ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất nội tiết tố và giúp đào thải chất độc ra ngoài, thư giãn cơ thể. Vì vậy, chị em hãy chăm sóc cho giấc ngủ của mình thật tốt.

    Bổ sung lòng đỏ trứng gà vào thực đơn dinh dưỡng

    Lòng đỏ trứng có thể cung cấp vitamin D, selen và vitamin A, giúp hồi phục sự mất cân bằng nội tiết tố nữ. Để tối ưu hóa sức khỏe nội tiết tố nữ, sau khi sinh, chị em nên tiêu thụ tối thiểu khoảng 20 – 30g protein trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.

    Sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo EVENING PRIMROSE OIL của The Vitamin Shoppe được chiết xuất từ hạt cây hoa hoa anh thảo giúp duy trì và điều hòa nội tiết tố nữ; tăng tiết dịch nhầy âm đạo, cải thiện quan hệ vợ chồng, giúp chị em tự tin hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng ức chế quá trình lão hóa của tế bào, phục hồi da, tăng cường độ đàn hồi, căng mịn và độ ẩm của da.

    Tin liên quan

    Rối loạn nội tiết tố nữ có mang thai được không?
    Thứ Tư, 26/07/2023

    Rối loạn nội tiết tố nữ có mang thai được không?

    Rối loạn nội tiết tố nữ đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Một câu hỏi thường gặp của rất nhiều chị em đó là rối loạn nội tiết tố có thể mang thai hay không? Rối...

    Đọc tiếp
    Dim và tác dụng đáng kinh ngạc với nội tiết tố nữ
    Thứ Hai, 24/07/2023

    Dim và tác dụng đáng kinh ngạc với nội tiết tố nữ

    DIM (Diindolylmethane) là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau củ cruciferous như cải bắp, cải xoăn, bông cải, cải kale và bông cải xanh. Được biết đến như một phytonutrient có tính chất chống oxy hóa và chống viêm, đặc biệt, DIM được rất nhiều chị...

    Đọc tiếp
    Khi mang thai không nên ăn gì? Thực phẩm
    Thứ Tư, 19/07/2023

    Khi mang thai không nên ăn gì? Thực phẩm "cấm kị" với bà bầu

    Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Một chế độ ăn đầy đủ, khoa học sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu đảm bảo sức khỏe cho mẹ & bé, bé ra đời khỏe mạnh & phát triển...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi