Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ Năm, 25/08/2022

    Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thường gặp ở người cao tuổi. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn tật.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, theo ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng này đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái hóa khớp.

    Thoái hóa khớp là gì

    Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.

    Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

    Khớp giúp các chi, cột sống di động hàng ngày mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới (lớp) sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

    Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

    Vị trí thoái hóa khớp

    Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, một số khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc.

    Thoái hóa khớp gối

    Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển. Trong nhiều trường hợp, viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp gối khiến tình trạng trầm trọng hơn.

    Thoái hóa khớp háng

    Những bệnh nhân gặp tình trạng khớp háng bị thoái hóa thường sẽ đi lại khó khăn. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và phần hông thường bị cứng.

    Thoái hóa khớp vùng chậu

    Các triệu chứng dễ gặp nhất khi bị viêm khớp vùng chậu thường là đau thắt lưng, hông, cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế. Viêm thoái hóa khớp vùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh tay. Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp vùng chậu.

    Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

    Thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.

    Thoái hóa khớp cổ chân

    Viêm khớp, thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người trên 40 tuổi hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động. Những cơn đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương.

    Thoái hóa đốt sống cổ

    Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp (gai cột sống) có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

    Cách phòng ngừa

    Thoái hóa khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Tuy vậy, vẫn có thể phòng ngừa thoái hóa khớp và làm chậm quá trình này bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là từ sau tuổi 40.

    Kiểm soát cân nặng

    Theo dữ liệu từ NHANES cho thấy phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao gấp gần 4 lần so với phụ nữ bình thường. Nguy cơ đối với nam giới béo phì cao hơn gần 5 lần so với nam giới không béo phì. Giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm căng thẳng ở đầu gối, hông và lưng dưới.

    Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục

    Một chế độ luyện tập khoa học giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên để tránh chấn thương không đáng có bạn nên tập luyện với cường độ hợp lý, có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến các khớp.

    Tránh chấn thương

    Bị chấn thương khớp khi còn trẻ có thể dẫn đến thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Để tránh chấn thương khớp khi tập thể dục hoặc chơi thể thao, hãy ghi nhớ những khuyến cáo sau:

    • Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện động tác gập đầu gối.
    • Luôn giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.
    • Khi nhảy, tiếp đất với đầu gối cong.
    • Khởi động trước khi tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực
    • Mang giày vừa vặn.
    • Tập thể dục trên bề mặt mềm, có ma sát, tránh vận động trên các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.

    Nếu bạn bị chấn thương khớp, điều quan trọng là phải được điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.

    Ăn uống khoa học

    Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng này như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.

    Ngoài áp dụng chế độ ăn và lối sống lành mạnh, bạn cũng cần thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những vấn đề về khớp gối, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

    Tham khảo sản phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp ULTIMATE GOLD JOINT CARE

    Tin liên quan

    Những thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp đến từ Mỹ
    Thứ Ba, 23/05/2023

    Những thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp đến từ Mỹ

    Tiến bộ y tế và khoa học dinh dưỡng đã cho chúng ta biết rằng việc chăm sóc xương khớp là một phần quan trọng trong việc duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp, dưới...

    Đọc tiếp
    Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi
    Thứ Hai, 20/03/2023

    Tác hại của việc thiếu canxi đối với từng độ tuổi

    Bạn có biết rằng canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cho sức khỏe của con người? Nó là thành phần cốt lõi của xương và răng, giúp duy trì chức năng thần kinh và cơ, cũng như tham gia vào quá trình đông máu. Tuy nhiên,...

    Đọc tiếp
    Cách phòng tránh thiếu Canxi và bảo vệ sức khỏe của bạn
    Thứ Năm, 16/03/2023

    Cách phòng tránh thiếu Canxi và bảo vệ sức khỏe của bạn

    Canxi là một khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển và tuổi già. Việc thiếu canxi có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như loãng xương, suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch và ung...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi