Công ty cổ phần Vitamin Shoppe Việt Nam

Các bệnh hô hấp thường gặp khi trời chuyển lạnh

Thứ Hai, 29/08/2022

    Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.


    Nguyên nhân dễ mắc các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh

    Trong cơ thể người, đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng, có thể tiếp xúc với không khí, do vậy bộ phận này sẽ phải chịu được những tác động từ môi trường bên ngoài và tổn thương nhiều nhất. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ khá lớn so với các bệnh về hô hấp khác.
    Thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.


    Khi thời tiết chuyển lạnh các vi rút, vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh mẽ hơn, dễ xâm nhập cơ thể người bệnh hơn.
    Đường hô hấp trên có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài môi trường vào cơ thể để làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa chúng vào phổi. Viêm đường hô hấp trên là bệnh lý rất thường gặp và dễ tái phát nhiều lần, mặc dù có thể tự khỏi nhưng nó cũng gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
    Thực tế, các bệnh đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn vì sức đề kháng của đối tượng này còn yếu, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài.


    Một số bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa


    Nhiễm trùng đường hô hấp

    Nhiễm trùng đường hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhiễm trùng mãn tính là những bệnh xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tiếp xúc với người khác nhiều hơn. Do số lượng vi trùng gia tăng và nhiều người tiếp xúc gần với nhau khiến những vi trùng dễ lây lan hơn.


    Các bệnh điển hình trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.


    Bệnh hen suyễn

    Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:
    •    Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
    •    Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm vi-rút.
    Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời...đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.


    Phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết

    Khi phải thường xuyên dịch chuyển hoặc khi thay đổi thời tiết, cần chú ý một số điều sau để phòng và điều trị bệnh hô hấp:
    •    Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân;
    •    Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;


    •    Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
    •    Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;
    •    Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả;
    •    Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để diệt vi khuẩn có thể gây bệnh và làm sạch khoang mũi họng. Rửa tay bằng xà bông là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.
    •    Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm,... để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh hô hấp khi trời chuyển lạnh.

    Tham khảo các sản phẩm tăng cường sức đề kháng:
    1. CORDYCEPS - Giảm mệt mỏi, tăng cường năng lượng, tăng sức bền khi luyện tập, nâng cao sức đề kháng.
    2. BUFFERED C-COMPLEX - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bền thành mạch, chống chảy máu chân răng, hỗ trợ chống oxy hóa.
    3. MUSHROOM COMPLEX - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giúp bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn, phục hồi sức khỏe.
    4. KOREAN GINSENG - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ duy trì và phục hồi sức khỏe.

     

    Tin liên quan

    Bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Bệnh đau dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa

    Theo thống kê, bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Việc tiến hành thăm khám và phát hiện sớm bệnh dạ dày sớm mang lại hiệu quả tích cực...

    Đọc tiếp
    Lưu ý khi sử dụng insulin ở người bị đái tháo đường
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Lưu ý khi sử dụng insulin ở người bị đái tháo đường

    Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường...

    Đọc tiếp
    Viêm xoang – Bệnh không của riêng ai
    Thứ Hai, 29/08/2022

    Viêm xoang – Bệnh không của riêng ai

    Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 25 – 30% số bệnh nhân đến khám Tai – Mũi – Họng tại các bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh viêm xoang. Con số này càng cao...

    Đọc tiếp
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi